Tìm kiếm
Bảo dưỡng, sửa chữa và khắc phục sự cố hệ thống lạnh

 

CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO TRÌ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Email: baotri.kythuat@gmail.com, lengoc_vinh@yahoo.com,    
Địa chỉ: Lầu 1, nhà Số 788/51C Nguyễn Kiệm, F.3, Q. Gò Vấp .
Tel: 08.66749689, 0913771002, Fax: 08.37261650, MST: 0305901954, 

STK: 0201000083799000 VIETABANK. Web http://www.vanduongong.com,  

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH

Bảo dưỡng máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

a. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

b. Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.

Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

(1) - Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.

(2) - Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy

- Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới.

(3) - Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu

(4) - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

(5) - Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

(6) - Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.

- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.

- Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như : xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít vv...

- Phá cặn áo nước làm mát : Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit  15% vภ12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ¸clohidric 25% ngâm 8  rửa lại bằng nước sạch.

- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:

- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.

- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.

- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt

- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.

- Vệ sinh bể nước, xả cặn.

- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)

- Sơn sửa bên ngoài

- Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.

Bảo dưỡng bình ngưng

Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.

Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.

- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.

- Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng. Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.

- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.

Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi

- Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.

- Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.

- Vệ sinh và thay thế vòi phun : Kích thước các lổ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẫn, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng

- Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.

- Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.

- Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.

Dàn ngưng kiểu tưới

- Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường kí nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển,. Vì vậy dàn thường bị bám bẫn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẫn.

- Nguồn nước sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa nước.

- Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.

- Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ

Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí

- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt : Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.

Đối với dàn bình thường : Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẫn bám trên các ống và cánh trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bẫn bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.

- Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt

- Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng

Bảo dưỡng thiết bị bay hơi

Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí

- Xả băng dàn lạnh : Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ.

Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh.

Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dỏi dòng điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất.

Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn :

+ Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh

+ Giai đoạn 2 : Xả băng dàn lạnh

+ Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh

- Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.

- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cmuốn vậy cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước ngưng bằng nuớc có thể dùng để vệ sinh dàn.

- Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.

- Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.

- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.

Bảo dưỡng dàn lạnh xương cá

Đối với dàn lạnh xương cá khả năng bám bẫn ít vì thường xuyên ngập trong nước muối. Các công việc liên quan tới dàn lạnh xương cá bao gồm:

- Định kỳ xả dầu tích tụ trong dàn lạnh. Do dung tích dàn lạnh xương cá rất lớn nên khả năng tích tụ ở dàn rất nhiều dầu. Khi dầu tích ở dàn lạnh xương cá hiệu quả trao đổi nhiệt giảm, quá trình tuần hoàn môi chất bị ảnh hưởng và đặc biệt làm máy thiếu dầu nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới chế độ bôi trơn.

- Bão dưỡng bộ cánh khuấy

Đồng thời với quá trình bảo dưỡng dàn lạnh xương cá cần tiến hành kiểm tra, lọc nước bên trong bể. Nếu quá bẫn có thể xả bỏ để thay nước mới. Trong quá trình làm việc, nước có thể chảy tràn từ các khuôn đá ra bể làm giảm nống độ muối, nếu nồng độ nước muối không đảm bảo cần bổ dung thêm muối.

Bảo dưỡng bình bay hơi

Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình. Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng.

Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:

- Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.

- Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước

- Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.

- Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.

Bảo dưỡng bơm

Bơm trong hệ thống lạnh gồm :

- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.

- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.

- Bơm môi chất lạnh.

Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là:

- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .

- Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.

- Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.

- Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)

- Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.

Bảo dưỡng quạt

- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường

- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.

- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.

- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất.

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự cố có thể xảy ra. Phân tích các triệu chứng và năm bắt được nguyên nhân chúng ta sẽ có biện pháp hợp lý nhất để sửa chữa.

Mô tơ máy nén không quay

Bảng 12-1: Các nguyên nhân và triệu chứng mô tơ không quay

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Mô tơ có sự cố : Cháy, tiếp xúc không tốt , khởi động từ cháy vv..

- Không có tín hiệu gì

2. Dây đai quá căng

- Mô tơ kêu ù ù nhưng không chạy được

3. Tải quá lớn (áp suất phía cao áp và hạ áp cao, dòng lớn)

- nt -

4. Điện thế thấp

- Có tiếng kêu

5. Cơ cấu cơ khí bên trong bị hỏng

- Có tiếng kêu và rung bất thường

6. Nối dây vào mô tơ sai

 

7. Đứt cầu chì, công tắc tơ hỏng, đứt dây điện

Không có phản ứng gì khi ấn nút công tắc điện từ.

8. Các công tắc HP, OP và OCR đang trong tình trạng hoạt động

- nt -

9. Nối dây vào bộ điều khiển sai hoặc tiếp điểm không tốt.

Điện qua khi ấn nút, nhưng nhả ra thì bị ngắt

10. Các công tắc OP tác động : Do hết dầu, áp suất dầu thấp, dịch vào carte nên áp suất dầu không lên

Mô tơ chạy và sau đó dừng ngay

11. Công tắc HP tác động

- nt -

12. Công tắc LP tác động :

- nt -

13. Dòng khởi động quá lớn

- nt -

Bảng 1

Áp suất đẩy quá cao

Sự cố áp suất cao là sự cố thường gặp nhất trên thực tế . Có rất nhiều nguyên nhân gây nên áp suất cao.

Bảng 12-2: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy cao

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Thiếu nước giải nhiệt : Do bơm nhỏ, do tắc lọc, do ống nước nhỏ, bơm hỏng, đường ống bẫn, tắc vòi phun, nước trong bể vơi.

- Nước nóng- Dòng điện bơm giải nhiệt cao.- Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

2. Quạt tháp giải nhiệt không làm việc

- Nước trong tháp nóng- Dòng điện quạt chỉ 0

3. Bề mặt trao đổi nhiệt bị bẫn, bị bám dầu

- Nước ra không nóng- Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

4. Bình chứa nhỏ, gas ngập một phần thiết bị ngưng tụ

- Gas ngập kính xem gas ở bình chứa- Phần dưới thiết bị ngưng tụ lạnh, trên nóng

5. Lọt khí không ngưng

- Kim đồng hồ rung mạnh- Áp suất ngưng tụ cao bất thường

6. Do nhiệt độ nước, không khí giải nhiệt quá cao.

- Nhiệt độ nước(không khí ) và ra cao- Thiết bị ngưng tụ nóng bất thường

7. Diện tích thiết bị ngưng tụ không đủ.

- Thiết bị ngưng tụ nóng

8. Nạp quá nhiều gas

- Phần dưới thiết bị ngưng tụ lạnh, trên nóng.

9 Nước giải nhiệt phân bố không đều

- Nhiệt độ trong thiết bị ngưng tụ không đều

Bảng 2

Áp suất đẩy quá thấp

Nếu áp suất ngưng tụ thấp do quá trình giải nhiệt tốt thì rất tốt. Nhưng nếu do các nguyên nhân khác thì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống.

Bảng 12-3: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất đẩy thấp

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Ống dịch hay ống hút bị nghẽn

Ống dịch có sương bám, ống hút chân không

2. Nén ẩm do mở van tiết lưu to.

Sương bám ở carte, nắp máy lạnh

3. Thiếu hoặc mất môi chất lạnh

Áp suất hút thấp, van tiết lưu phát tiếng kêu ‘xù xù”

4. Ga xì ở van hút, van đẩy, vòng găng của pittông van by-pass

Áp suất hút cao

5. Máy đang hoạt động giảm tải

Áp suất hút cao

Bảng 3

Áp suất hút cao

Áp suất hút cao có thể làm cho máy bị quá tải hoặc đơn giản là không thể hạ nhiệt độ của buồng lạnh xuống thấp.

Bảng 12-4: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất hút cao

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Van tiết lưu mở quá to, Chọn van có công suất lớn quá

Sương bám ở carte do nén ẩm

2. Phu tải nhiệt lớn

Dòng điện lớn

3. Ga xì ở van hút, van đẩy, vòng găng của pittông van by-pass

Áp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnh

4. Đang ở chế độ giảm tải

Áp suất đẩy nhỏ, phòng lạnh không lạnh

Bảng 4

Áp suất hút thấp

Khi áp suất hút thấp hệ thống hoạt động hiệu quả rất thấp, nhiệt độ phòng lạnh không đảm bảo vì vậy nên tránh hoạt động ở các chế độ này .

Bảng 12-5: Các nguyên nhân và triệu chứng áp suất hút thấp

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Thiếu môi chất lạnh, van tiết lưu nhỏ hoặc mở quá nhỏ.

Nhiệt độ buồng lạnh cao hơn nhiều so với nhiệt độ hút.

2. Dầu đọng trong dàn lạnh, tuyết bám quá dày, buồng lạnh nhiệt độ thấp

Ngập dịch, sương bám ở các te

3. Đường kính ống trao đổi nhiệt dàn lạnh, ống hút nhỏ so với chiều dài nên ma sát lớn, bộ lọc hút máy nén bẩn, tắc

 

Bảng 5

Có tiếng lạ phát ra từ máy nén

Bảng 12-6: Các nguyên nhân và triệu chứng khi có tiếng phát lạ từ máy nén

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Có vật rơi vào giữa xi lanh và piston. Van xả hút, hỏng

Âm thanh phát ra liên tục

2. Vòng lót bộ đệm kín hỏng, bơm dầu hỏng

Bộ đệm kín bị quá nhiệt

3. Ngập dịch

Sương bám ở carte

4. Ngập dầu

Âm thanh xả lớn ở nắp máy

Bảng 6

Carte bị quá nhiệt

Bảng 12-7: Các nguyên nhân và triệu chứng carte quá nhiệt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Tỷ số nén cao do Pk cao, phụ tải nhiệt lớn, đường gas ra bị nghẽn, đế van xả gãy

Nắp máy bị quá nhiệt

2. Bộ giải nhiệt dầu hỏng, thiếu dầu, bơm dầu hỏng lọc dầu tắc

Nhiệt độ dầu tăng

3. Giải nhiệt máy nén kém hoặc không mở.

 

4. Các cơ cấu cơ khí (xi lanh, piston) hỏng, trầy xước, mài mòn. Bộ đệm kín hỏng

Nắp máy hoặc bộ đệm kín nóng

Bảng 7

Dầu tiêu thụ quá nhiều

Bảng 12-8: Các nguyên nhân và triệu chứng áp dầu tiêu thụ nhiều

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Ngập dịch, dầu sôi lên nên hút đi nhiều

Sương bám ở carte

2. Dầu cháy do nhiệt độ cao

Máy , đầu đẩy và thiết bị ngưng tụ nóng

3. Hệ thống tách dầu và thu hồi dầu kém

 

Bảng 8

Nhiệt độ buồng lạnh không đạt

Bảng 12-9: Các nguyên nhân và triệu chứng nhiệt độ buồng lạnh không đạt

Nguyên nhân

Triệu chứng

1. Công suất lạnh thiếu: máy nén, dàn ngưng, bay hơi nhỏ

áp suất thấp áp không xuống

2. Cách nhiệt buồng lạnh không tốt

- nt -

3. Ga xì

- nt -

4. Giải nhiệt cao áp kém

- nt -

5. Phụ tải quá lớn

- nt -

6. Vận hành phía dàn lạnh không tốt : - Thiếu gas , độ quá nhiệt lớn- Dàn lạnh nhỏ - Tuyết dàn lạnh nhiều, dầu đọng ở dàn lạnh, ống hút nhỏ

- Áp suất hút thấp- Ống hút không đọng sương- Dễ xảy ra ngập dịch

7. Vận hành dàn ngưng không tốt : Thiếu nước, dàn ngưng nhỏ, dàn bị bám bẫn, châm nhiều môi chất, đường xả nghẽn, bám dầu dàn ngưng..

- Áp suất ngưng tụ cao

8. Các cơ cấu cơ khí bên trong hỏng

Có tiếng kêu bất thường, nhiệt độ máy cao, tiêu thụ dầu lớn.

Bảng 9

Các trục trặc thường gặp ở máy nén

Bảng 12-10: Các trục trặc của máy nén lạnh và nguyên nhân

Các trục trặc

Nguyên nhân

1. Máy nén vì trục trặc về điện

Mô tơ trục trặc, đứt dây, cháy máy, không cách điện, hết dầu. Các thiết bị điều khiển hay an toàn hỏng, điều chỉnh sai.

2. Các sự cố về các cơ cấu cơ khí

Cơ cấu chuyển động hỏng, gãy, lắp sai, dùng vật tư kém, van hở, dầu bôi trơn kém máy không chạy được, bị các bon hoá do dùng lẫn lộn các loại dầu khác nhau.

3. Khâu chuyển động trục trặc

Dây curoa đứt, giãn nhiều, Puli mất cân bằng, Rảnh hoặc góc của puli không đúng, Trục mô tơ và máy nén không song song

4. Máy làm việc quá nóng

Áp suất cao áp cao, thiếu nước giải nhiệt, áo nước bị nghẽn, đường ống giải nhiệt máy nhỏ, bị nghẽn, cháy bộ phận chuyển động , thiếu dầu bôi trơn.

5. Âm thanh kêu to quá

Tỉ số nén cao, các vòng lót bị mòn hay lỏng, áp suất dầu nhỏ hay thiếu dầu bôi trơn, ngập dịch, hỏng bên trong cơ cấu chuyển động.

6. Chấn động máy nén lớn

Bu lông bắt máy nén lỏng, Puli , mô tơ mất cân bằng, trục không song song, dây đai lỏng, cộng hưởng với kết cấu xây dựng.

7. Dầu tiêu hao nhiều

Hoà trộn với dịch khi ngập dịch, Vòng găng bị mài mòn, píttông và sơ mi bị xước

8. Dầu bôi trơn bị bẫn

Nước vào carte, do mài mòn và do cặn bẫn trên hệ thống, do dầu bị ôxi hoá, do nhiệt độ cao dầu cháy.

9. Dầu rỉ ra bộ đệm kín,

Lắp không đúng, mài mòn

10. Áo nước vỡ do đông đá

ở vùng lạnh, khi máy dừng nước trong áo dóng băng gây nứt vỡ áo nước.

Bảng 10

 

  bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN BƯỚM - BUTTERFLY VALVES
Kích cỡ:40mm – 800mm
Vật liệu:Gang, Inox
Tiêu chuẩn:BS, JIS
Xuất xứ:Korea, Japan, Taiwan.
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN BI - BALL VALVES
Kích cỡ:6mm – 100mm
Vật liệu:Gang, Inox, Đồng
Tiêu chuẩn:BSPT
Xuất xứ:Italya, Taiwan, Japan.
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN CỬA - GATE VALVES
Kích cỡ:15mm – 600mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng, Thép
Tiêu chuẩn:BSPT,BS, JIS ,DIN
Xuất xứ:Italy,Korea, Japan, Malaysia, Taiwan
                                                          Chi tiết...

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN CẦU - GLOBE VALVES
Kích cỡ:15mm – 600mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng, Thép
Tiêu chuẩn:BS, JIS ,DIN
Xuất xứ:Korea, Malaysia, Taiwan, Japan
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN ĐIỆN TỪ - SOLENOID VALVES
Kích cỡ:15mm – 150mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng
Xuất xứ:Taiwan, Japan
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

ĐỘNG CƠ ĐIỀU KHIỂN VAN- ACTUATOR VALVES
Chủng loại:Động cơ điện, Động cơ khí nén
Vật liệu:Nhôm, PVC
Kích thước van:40mm - 600mm
Xuất xứ:Taiwan, Korea
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN MỘT CHIỀU - CHECK VALVES

Kích cỡ:27mm – 600mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng
Tiêu chuẩn:BS, JIS ,DIN
Xuất xứ:Korea,Malaysia, Taiwan, Japan
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN GIẢM ÁP - PRESSURE REDUEING VALVES

Kích cỡ:15mm – 150mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng, Thép
Tiêu chuẩn:BS, JIS ,DIN
Xuất xứ:Italy, Malaysia, Taiwan, Japan, Korea
                                                          Chi tiết...

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

THIẾT BỊ ĐO-GAUGES PRESSURE & THERMOMETER

Đồng hồ áp lực:50mm - 250mm
Nhiệtkế:-300C - 2000C
Xuất xứ:Korea
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

KHỚP NỐI MỀM - FLEXIBLE JOINT

Kích cỡ:20mm – 250mm
Vật liệu:Cao su, Inox
Xuất xứ:Malaysia, Taiwan
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

VAN AN TOÀN - SAFETY VALVES

Kích cỡ:15mm – 150mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng, Thép
Tiêu chuẩn:BSPT, JIS ,DIN
Xuất xứ:Italy, Korea,Malaysia, Taiwan, Japan
                                                          Chi tiết...

 bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

LỌC Y - BẨY HƠI - XẢ KHÍ - Y-TRAINER - STREAMTRAP - AIRVENT VALVES

Kích cỡ:15mm – 100mm
Vật liệu:Gang,Inox, Đồng
Tiêu chuẩn: BS, JIS ,DIN
Xuất xứ:Italy, Malaysia, Taiwan, Japan, Korea
                                                          Chi tiết...

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

  LỌC Y NỐI BÍCH - Dae Jin - Korea

                                                           Chi tiết...

Kích thước 1/2'' - 12''
Áp lực10kg/cm2
Vật liệuGang
Phạm vi sử dụng Nước
 
 

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

  LỌC Y NỐI REN - Giacomini - Italy

                                                          

Kích thước 1/2'' - 2''
Áp lực10kg/cm2
Vật liệuĐồng, Inox
Nhiệt độMax 80 oC
Phạm vi sử dụng Nước
 

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

  VAN XÃ KHÍ (Taiwan)                                                            Chi tiết...

Kích thước 1/2'' - 1''
Áp lực6bar
Vật liệuĐồng
Nhiệt độMax 70oC
Phạm vi sử dụng Hơi
 

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

  VAN XÃ KHÍ DÙNG CHO NƯỚC - KOREA

                                                           Chi tiết...

Kích thước 1/2'' - 3/4''
Áp lựcMax 10kgf/cm2
Vật liệuĐồng
Nhiệt độMax 100oC
Phạm vi sử dụng Nước
 

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

 

  BẨY HƠI ĐỒNG TIỀN GANG - KOREA                                                         Chi tiết...

Kích thước 1/2'' - 2''
Áp lựcMAX 16kgf/cm2
MIN   0.35kgf/cm2
Vật liệuGANG
Nhiệt độMax 220oC
 

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

 

  BẨY HƠI PHAO GANG - NICOSON - TAIWAN

                                                          Chi tiết...

Kích thước 1/2'' - 1''
Áp lực

Max 16kgf/cm2

Vật liệuGANG
Nhiệt độMax 220oC
 

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

  BẨY HƠI GANG - KINSTON - TAIWAN

                                                          Chi tiết...

Kích thước 1/2'' - 2''
Áp lực5-230 psi
Vật liệuGANG
Nhiệt độMax 220oC

Giá: 0 VNĐĐặt hàngThông số kỹ thuật

Thông gió

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người thường sinh ra các chất độc hại và thải vào trong phòng. Do đó một yêu cầu không thể thiếu được là phải thực hiện thông gió. Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời.

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người thường sinh ra các chất độc hại và thải vào trong phòng.

Do đó một yêu cầu không thể thiếu được là phải thực hiện thông gió. Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời.

Phân loại

Khái niệm

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người thường sinh ra các chất độc hại và thải vào trong phòng.

Do đó một yêu cầu không thể thiếu được là phải thực hiện thông gió. Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời.

Phân loại

1. Theo hướng chuyển động của gió

Người ta chia ra các loại sau :

  • Thông gió kiểu thổi : Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp
  • Thông gió kiểu hút : Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài ràn vào phòng theo các khe hở nhờ chênh lệch cột áp.
  • Thông gió kết hợp : Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả nhất.

2. Theo động lực tạo ra thông gió

  • Thông gió tự nhiên : Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp chênh lệch do nhiệt độ khác nhau là phổ biến nhất.
  • Thông gió cưỡng bức : Quá trình thông gió thực hiện bằng quạt.

3. Theo phương pháp tổ chức

  • Thông gió tổng thể : Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình
  • Thông gió cục bộ : Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có sinh các chất độc hại lớn.

Lưu lượng thông gió

Lưu lượng gió sử dụng để thông gió được tính phụ thuộc vào mục đích thông gió. Mục đích đó có thể là khử các chất độc hại, thải nhiệt thừa, ẩm thừa phát sinh trong phòng, khử bụi...vv.

(8-1) Lưu lượng thông gió khử khí độc

trong đó

G - Lượng chất độc hại tỏa ra phòng , g/h

yc - Nồng độ cho phép của chất độc hại (tham khảo bảng 2.8), g/m3

yo - Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3

(8-2) Lưu lượng thông gió khử hơi nước thừa

Ghn - Lượng hơi nước toả ra phòng , kg/h

dmax - Dung ẩm cực đại cho phép của không khí trong phòng, g/kg

do - Dung ẩm của không khí thổi vào phòng, g/kg

(8-3) Lưu lượng thông gió khử bụi

trong đó:

Gb - Lượng bụi thải ra phòng, g/h

Sc - Nồng độ bụi cho phép trong không khí, g/m3

So - Nồng độ bụi trong không khí thổi vào, g/m3

(8-4) Lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa

QT- Lượng nhiệt thừa trong phòng, kCal/h

Ir, Iv - Entanpi của không khí thổi vào và hút ra phòng, KCal/kg.

(8-5) Trong trường hợp không khí trong phòng chỉ toả nhiệt mà không tỏa hơi ẩm thì có thể áp dụng công thức :

tr, tv - Nhiệt độ của không khí thổi vào và hút ra phòng, oC

Nhiệt dung riêng của không khí Ck = 0,24 kCal/kg.oC

Khi tính toán cần lưu ý

- Nhiệt độ không khí trong phòng lấy theo yêu cầu vệ sinh và công nghệ của quá trình sản xuất.

- Nhiệt độ không khí vào phải thoả mãn điều kiện vệ sinh tv > tT - a . Giá trị a tuỳ thuộc vị trí lắp đặt miệng thổi nêu ở chương 4.

- Nhiệt độ không khí ra : Có thể lấy bằng nhiệt độ không khí trong phòng. Nếu miệng hút đặt cao thì tính theo công thức sau :

(H-Z)(8-6)btR = tT +

H - Khoảng cách từ mặt sàn đến miệng hút, m

Z - Chiều cao vùng làm việc, m

 - Gradien nhiệt độ theo chiều cao.b

 1,5 oC/m¸ = 0,2 b+ Thông thường :

¸ = 0,2 b+ Đối với rạp hát, rạp chiếu bóng :  0,3

 1,0¸ = 0,4 b+ Đối với xưởng nguội:

 1,5¸ = 1 b+ Đối với xưởng nóng:

Bội số tuần hoàn

Khi thông gió theo yêu cầu điều kiện vệ sinh nói chung mà không vì một mục đích cụ thể nào đó thì người ta tính lưu lượng gió thông gió dựa vào bội số tuần hoàn.

Bội số tuần hoàn là số lần thay đổi không khí trong phòng trong một đơn vị thời gian.

K = Vkk/Vgm (8-7)

trong đó

K - Bội số tuần hoàn

Vkk - Lưu lượng không khí cấp vào phòng, m3/h

Vgm - Thể tích gian máy, m3

Bảng 8-1 : Bội số tuần hoàn và lưu lượng gió thông gió, m3/h

Thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời do chênh lệch mật độ không khí. Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt hoặc tổng hợp cả hai.

Thông gió tự nhiên bao gồm :

  • Thông gió do thẩm lọt
  • Thông gió do khí áp : nhiệt áp và áp suất gió
  • Thông gió nhờ hệ thống kênh dẫn

Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa

Khi nhiệt độ trong phòng lớn hơn nhiệt độ bên ngoài thì giữa chúng có sự chênh lệch áp suất và do đó có sự trao đổi không khí bên ngoài với bên trong.

Các phần tử không khí trong phòng có nhiệt độ cao, khối lượng riêng nhẹ nên bốc lên cao, tạo ra vùng chân không phía dưới phòng và không khí bên ngoài sẽ tràn vào thế chổ. Ở phía trên các phần tử không khí bị dồn ép và có áp suất lớn hơn không khí bên ngoài và thoát ra ngoài theo các cửa gió phía trên. Như vậy ở một độ cao nhất định nào đó áp suất trong phòng bằng áp suất bên ngoài, vị trí đó gọi là vùng trung hoà

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

Hình 1

Hình 8-1 : Nguyên lý thông gió do nhiệt áp

Trên hình 8-1 biểu thị sự phân bố chênh lệch cột áp trong nhà và ngoài trời.

- Cột áp tạo nên sự chuyển động đối lưu không khí là:

T )(8-8)rN - rH = g.h.(

h = h1 + h2 - Là khoảng cách giữa các cửa cấp gió và cửa thải, m

- Cột áp tạo ra sự chuyển động của không khí vào phòng:

T )(8-9)rN - rH1 = g.h1.(

- Cột áp xả khí ra khỏi phòng:

T )(8-10)rN - rH2 = g.h2.(

(8-11) Tốc độ không khí chuyển động qua các cửa vào và cửa thải :

(8-12)

- Lưu lượng không khí qua các cửa là :

1 (8-13)m1.wL1 = F1.

2 (8-14)m2.wL2 = F2.

F1, F2 : Diện tích cửa vào và cửa thải, m2

2 : Hệ số lưu lượng của cửa vào và cửam1, m thải.

(8-15)Thay vào ta có:

(8-16) Ở chế độ ổn định ta có L1 = L2 hay:

2 (8-17)m2.w1 = F2.m1.wF1.

Từ đây ta rút ra :

(8-18)Giải hệ phương trình

h = h1 + h2

(8-19) Và thay vào phương trình tính lưu lượng ta có lưu lượng không khí trao đổi trong trường hợp này là :

Lưu lượng không khí trao đổi phụ thuộc vào độ cao h và độ chênh mật độ giữa bên trong và ngoài.

2m1 = m(8-20)Trường hợp đặc biệt khi F1 = F2 và

Thông gió tự nhiên dưới tác dụng áp suất gió.

Người ta nhận thấy khi một luồng gió đi qua một kết cấu bao che thì có thể tạo ra độ chênh cột áp 2 phía của kết cấu :

- Ở phía trước ngọn gió : Khi gặp kết kết cấu bao che tốc độ dòng không khí giảm đột ngột nên áp suất tĩnh cao, có tác dụng đẩy không khí vào gian máy.

- Ngược lại phía sau công trình có dòng không khí xoáy quẩn nên áp suất giảm xuống tạo nên vùng chân không, có tác dụng hút không khí ra khỏi gian máy.

Cột áp (hay độ chân không) do gió tạo ra có giá trị:

2g / 2g(8-21)wg2g / 2= Kkđ.wN.rHg = Kkd.

Kkđ - Hệ số khí động

g - Tốc độ gió , m/sw

N - Khối lượng riêng của không khí bên ngoài trời,r kg/m3

Hệ số Kkđ được xác định bằng thực nghiệm, người ta tạo ra những luồng gió gió thổi vào các mô hình các công trình đó rồi đo áp suất phân bố trên các điểm cần xét trên mô hình rồi dựa vào lý thuyết tương tự suy ra áp suất trên công trình thực.

Hệ số Kkđ được lấy như sau :

¸- Phía đầu gió : Kmax = 0,8 thường lấy k = 0,5  0,6

- Phía khuất gió : Kmin = - 0,75 thường lấy k = - 0,3

Hệ số Kkđ không phụ thuộc vào tốc độ mà phụ thuộc vào góc thổi của không khí vào so với nhà , hình dạng nhà và vị trí tương đối giữa các nhà với nhau

(8-22) Nếu tính ảnh hưởng của nhiệt áp và khí áp ta có lưu lượng không khí trao đổi là

Sử dụng thông gió tự nhiên do khí áp cần phải khéo léo bố trí các cửa vào và cửa thải mới đem lại hiệu quả cao.

- Về mùa hè độ chênh nhiệt độ trong phòng vào ngoài trời thấp nên việc thông gió do khí áp chủ yếu nhờ áp suất gió.

- Về mùa Đông độ chênh lớn nên việc thông gió do khí áp tăng, nhưng lưu lượng không khí trao đổi cần ít do nhiệt thừa giảm, vì thế nên khép các cửa thông gió lại một phần.

+ Việc sử dụng thông gió tự nhiên đối với các phòng lớn rất kinh tế và hiệu quả vì hầu như không có chi phí vận hành.

+ Tuy nhiên có nhược điểm là phân phối gió không đều, không chủ động đưa được tới nơi yêu cầu

Thông gió tự nhiên theo kênh dẫn gió

Việc thông gió do nhiệt áp có nhược điểm là khi kết cấu công trình xây dựng không kín thì có rất nhiều cửa gió vào và ra . Kết quả chênh lệch độ cao giữa các cửa hút và thải nhỏ nên lưu lượng không khí trao đổi sẽ giảm.

Mặt khác nhiều công trình phức tạp có nhiều tầng, muốn thải gió lên trên nhờ thông gió tự nhiên không dễ dàng thực hiện được.

Vì thế người ta sử dụng các kênh dẫn gió để đưa gió lên cao và hút những nơi cần thiết trong công trình.

Các kênh gió thường được bố trí kín bên trong các kết cấu xây dựng. Ở phía đỉnh của kênh gió thường có các nón để chắn mưa, nắng. Để tránh hiện tượng quẩn gió các ống thông gió cần nhô lên cao hẳn so với mái nhà 0,5m.

Cột áp do kênh gió tạo nên là:

T ), N/m2rN - rH = g.h. (

Cột áp do kênh tạo nên cũng phụ thuộc mùa và có giá trị lớn về mùa đông.

Về phía bên trong người ta sử dụng các miệng hút có tính chất trang trí kết hợp . Với hệ thống này không cần phải thực hiện thổi gió vào phòng mà nhờ thông gió thẩm lọt để bù lại lượng gió thoát ra.

Việc tính độ cao kênh gió được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào lưu lượng thông gió yêu cầu, tiết diện kênh gió ta xác định được tốc độ gió :

 = L/F , m/sw

- Trên cơ sở tốc độ và tiết diện xác định tổng trở lực

pmsDSpcb + DSp = D

- Chiều cao h phải đủ lớn để khắc phục trở lực đường ống , hay :

T )rN - rH = g.h. ( > pcb +DS pmsDS

Thông gió cưỡng bức

Thông gió nhờ quạt gọi là thông gió cưỡng bức

Phân loại các hệ thống thông gió cưỡng bức

Các quạt thông gió sử dụng cho các công trình thường có 2 loại chủ yếu :

- Thông gió cục bô : Là thông gió cho một khu vực nhỏ hẹp.

Trong công nghiệp để thực hiện thông gió cục bộ người ta thường sử dụng 2 cách : Thông gió thổi cục bộ và thông gió hút cục bộ.

Trong các công trình dân dụng khi thông gió cục bộ người ta sử dụng các quạt gắn tường, gắn trần và hút trực tiếp không khí từ bên trong phòng thổi ra bên ngoài . Ngoài ra để thông gió người ta có thể thổi không khí bên ngoài vào phòng, tuy nhiên nếu phòng có sinh ra nhiều chất độc hại thì không được làm theo cách này vì như vậy các khí độc có thể tràn ra các phòng xung quanh .

- Thông gió tổng thể : Thông gió tổng thể là thông gió cho một vùng rộng hoặc một tập hợp gồm nhiều phòng. Để thực hiện được thông gió tổng thể cần thiết phải có hệ thống kênh gió. Quạt thông gió thường đặt trên laphông và có lưu lượng lớn. Thông gió tổng thể có thể kết hợp với hệ thống điều hoà trung tâm với chức năng cung cấp khí tươi cho hệ thống.

Thông gió cục bộ

Thông gió cục bộ trong công nghiệp

* Thông gió thổi cục bô : Khi cần thông gió cho một khu vực nhỏ ví dụ như khu vực nhiệt độ cao và có nhiều chất độc hại người ta bố trí các miệng thổi gió tại vị trí người đang làm việc . Các miệng thổi thường có dạng hoa sen

Trong một số trường hợp khác người ta sử dụng thiết bị làm mát kiểu di động . Thiết bị này gồm bơm, quạt và một tủ đứng bên trong có bố trí các vòi phun nước, lớp lọc chắn nước. Không khí trong phòng được quạt hút vào thiết bị , đi qua ngăn phun nước trao đổi nhiệt ẩm và hạ nhiệt độ trước khi thổi ra làm mát .

* Thông gió hút cục bộ :

- Chụp hút : Chụp hút là dạng hút cục bộ đơn giản và phổ biến , thường được sử dụng để hút thải gió nóng , bụi, khí độc có tính chất nhẹ hơn không khí

Nếu chụp có dạng chữ nhật thì kích thước của chụp được xác định như sau:

A = a + 0,8 Za , m

B = b + 0,8 Za , m

trong đó a, b là kích thước các cạnh của vật sinh chất độc hại

A, B Kích thước chụp chữ nhật

Za - Khoảng cách từ chụp tới chụp hút

Nếu chụp hút dạng tròn thì đường kính của miệng chụp xác định như sau

D = dH + 0,8 Za

trong đó dH là đường kính của vật phát sinh chất độc hại

 thường được lấy là 60o, hs = 0,1jGóc loe của chụp   0,3m¸

- Tủ hút : Tủ hút dùng để hút thải các loại khí độc bên trong tủ để thải ra ngoài. Khác với chụp hút, tủ hút là nơi người công nhân thực hiện các thao tác công việc.

- Phểu hút : Phểu hút được sử dụng để thải các loại bụi, hơi độc ở các thiết bị công nghệ như máy móc gia công cơ khí, máy dệt ..vv

Trong dân dụng

Để thực hiện thông gió cho các phòng nhỏ và tiếp xúc với không khí ngoài trời người ta thường lắp đặt các quạt gắn tường. Tuỳ từng trường hợp mà có thể chọn giải pháp hút thải không khí trong phòng hay thổi cấp khí tươi vào phòng.

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

Hình 2

Trên hình 8-2 trình bày 2 kiểu quạt thông gió hay được sử dụng. Quạt khung nhựa hình thức phù hợp các công trình dân dụng, quạt khung sắt thuồng được sử dụng trong các xí nghiệp công nghiệp.

Cách lắp đặt quạt thông gió kiểu gắn tường đơn giãn. Tuy nhiên không phải phòng nào cũng lắp đặt được. Đối với các phòng nằm sâu trong công trình người ta sử dụng quạt thông gió đặt trên laphông cùng hệ thống kênh thông gió, miệng hút, miệng thổi.

Hình 8-3 : Quạt thông gió gắn tường GENUIN

Trên hình 8-3 là quạt thông gió của hãng GENUIN thường hay được sử dụng để thông gió cục bộ . Quạt này có thể gắn tường hoặc trần với các thông số kỹ thuật và mỹ thuật rất tốt. Các đặc tính kỹ thuật của quạt trình bày trên bảng 8-2.

Bảng 8-2 : các thông số quạt gắn tường GENUIN

Thông gió tổng thể

bao duong sua chua va khac phuc su co he thong lanh

Hình 3

Trên hình 8-4 là một ví dụ về thông gió tổng thể. Quạt sử dụng thông gió tổng thể thường là quạt dạng ống hoặc các quạt ly tâm..

Để thông gió cho các phòng lớn hoặc nhiều phòng một lúc người ta sử dụng thông gió kiểu tổng thể.

CÁC DỊCH VỤ KHÁC:
GIỎ HÀNG
Sản phẩm:   0 cái
Thành tiền:   0 VNĐ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
Trang chủGiới thiệuSản phẩmDịch vụLiên hệ
Bản quyền thuộc về Công ty Cổ Phần Bảo Trì Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 1/6, đường 12, KP2, P.Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: daunhotdaukhi@gmail.com    -   lengoc_vinh@yahoo.com
Thiết kế và phát triển bởi E.M.S.V.N
Đang online: 29
Lượt truy cập: 927838398